Thị trường gỗ Hoa Kỳ luôn rộng mở đối với Việt Nam

Trong năm 2018, kim ngạch xuất khẩu gỗ, đồ gỗ và lâm sản của Việt Nam đạt 9 tỷ USD, trong đó đồ nội thất gỗ chiếm 8,66 tỷ USD. Như vậy, gỗ và đồ nội thất đã trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 6 tại Việt Nam, đứng đầu ASEAN, thứ 2 châu Á và thứ 5 trên thế giới.

Thị trường gỗ Hoa Kỳ luôn rộng mở đối với Việt Nam

Để duy trì tính cạnh tranh, đã đến lúc ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam phải chuyển đổi và nâng cao chuỗi giá trị, thông qua sự định hướng bền vững.

Kim ngạch hai chiều mở rộng

Việt Nam đang dần trở thành một trong những nhà cung ứng đồ gỗ nội thất chất lượng hàng đầu thế giới. Những năm gần đây, đồ gỗ nội thất xuất khẩu đã mang lại nguồn doanh thu lớn cho Việt Nam.

Trong năm 2018, kim ngạch xuất khẩu gỗ, đồ gỗ và lâm sản của Việt Nam đạt 9 tỷ USD, trong đó đồ nội thất gỗ chiếm 8,66 tỷ USD. Như vậy, gỗ và đồ nội thất đã trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 6 tại Việt Nam, đứng đầu ASEAN, thứ 2 châu Á và thứ 5 trên thế giới.

Kim ngạch hai chiều giữa Mỹ và Việt Nam đối với sản phẩm gỗ tiếp tục mở rộng. Tính đến tháng 9/2018, sản lượng gỗ cứng của Mỹ xuất khẩu vào Việt Nam đạt 236 triệu USD. Việt Nam hiện là thị trường phát triển nhanh nhất trên thế giới đối với ngành gỗ cứng của Mỹ.

Ở chiều ngược lại, Mỹ đã trở thành nhà nhập khẩu đồ nội thất lớn nhất của Việt Nam. Không có gì ngạc nhiên khi giao thương hai chiều trong ngành gỗ giữa Việt Nam và Mỹ tăng mạnh trong thời gian gần đây.

Gỗ cứng Mỹ nhập vào Việt Nam là đầu vào quan trọng cho ngành công nghiệp đồ nội thất, dành cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Các nhà sản xuất đồ gỗ Việt Nam tin vào chất lượng gỗ cứng của chúng tôi. Tính đa dạng của vật liệu đã giúp gỗ cứng Hoa Kỳ có được sự chọn lựa ưu tiên từ những nhà sản xuất gỗ Việt.

Sự cạnh tranh của các nhà sản xuất đồ nội thất Việt đang góp phần vào nhịp điệu sôi động của một thị trường sản xuất và tiêu dùng đồ nội thất lớn như Mỹ. Đáng chú ý, thu nhập và mức sống ngày càng tăng của người dùng Mỹ nói riêng và thế giới đang đòi hỏi những nhà sản xuất nội thất Việt Nam phải nỗ lực hơn nữa.

Các bạn phải chú ý và tăng cường công tác thiết kế cho những sản phẩm nội thất của mình. Đồng thời, để duy trì tính cạnh tranh, đã đến lúc ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam phải chuyển đổi và nâng cao chuỗi giá trị, thông qua sự định hướng bền vững.

Chiến lược gắn kết

Một khoảng cách giữa cung và cầu vẫn còn tồn tại đối với gỗ cứng và có khả năng sẽ tiếp tục, nguyên nhân là do nhà cung cấp và người mua chưa gặp được nhau. Do đó, ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam cần hợp tác chặt chẽ hơn với Mỹ, quốc gia sản xuất gỗ cứng bền vững. Để bắt kịp với nhu cầu đang gia tăng của thị trường này, Mỹ cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu nguyên liệu vào Việt Nam.

Chúng tôi đang đòi hỏi các nhà cung cấp gỗ cứng của Mỹ phải hiểu việc sử dụng nguyên liệu gỗ của Việt Nam để mở rộng xuất khẩu và hợp tác có hiệu quả với các bên có liên quan.

Trong bối cảnh các cơ quan ban ngành cả Mỹ và Viêt Nam đều phải đóng vai trò then chốt trong nhu cầu tăng trưởng và phát triển mối quan hệ song phương đáng trân trọng giữa hai nước. Tín hiệu mừng đầu tiên là đã có những doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ đầu tiên của Việt Nam chọn Mỹ là điểm đến cho nhà máy chế biến của mình, tiểu bang Arkansas là một ví dụ.

Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Sẽ là một quyết định sáng suốt của công ty bạn nếu đầu tư vào Mỹ, đặc biệt là khi nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển nhanh chóng.

Trong quý đầu tiên của năm 2018, tăng trưởng của Việt Nam vượt quá 7%. Doanh nghiệp Việt Nam có đầy đủ tiềm năng và dư địa để phát triển ở những thị trường khác. Chúng tôi đang chào đón các doanh nghiệp Việt Nam. Đại sứ quán và Lãnh sự quán Mỹ cam kết thúc đẩy để Mỹ có thể trở thành điểm đến đầu tư quan trọng cũng như cam kết hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng từ Việt Nam thông qua chương trình chính phủ SelectUSA – Lựa chọn đầu tư vào Hoa Kỳ.

Hiện tại, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đang tuyển mộ một phái đoàn các nhà đầu tư Việt Nam đến với Hội nghị đầu tư SelectUSA 2019 bắt đầu từ ngày 10 – 12/6/2019 tại Washington.

Cuối cùng, một tương lai bền vững của ngành gỗ cứng Mỹ và công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam phụ thuộc vào quan hệ thương mại và đầu tư song phương của Mỹ – Việt Nam.

Nếu chính phủ hai quốc gia có chiến lược đúng đắn, chúng ta có thể tạo ra cơ hội kinh tế, phát triển thương mại và đầu tư, thúc đẩy sự thịnh vượng chung của hai phía. Tôi tin rằng, điều này sẽ sớm thành hiện thực.